Danh mục sản phẩm

Hỗ trợ trực tuyến

Ngôi nhà hy vọng của trẻ em khuyết tật - 2014

25/01/2025 19:32

Ngôi nhà hy vọng của trẻ em khuyết tật - 2014

YBĐT - Yên Bái có 1.822 trẻ bị khuyết tật, tàn tật, tuy nhiên đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở giáo dục chuyên biệt dành riêng cho trẻ khuyết tật từ 6 tuổi trở xuống. Vì vậy, sự ra đời của Nhà cứu trợ trẻ em tàn tật Hương Giang (thành phố Yên Bái) đã giúp cho trẻ em khuyết tật có điều kiện học tập, giúp các em vươn lên, hòa nhập cộng đồng.

http://baoyenbai.com.vn/215/116808/Ngoi-nha-hy-vong-cua-tre-em-khuyet-tat.aspx

Để chăm sóc, hướng dẫn trẻ khuyết tật đạt hiệu quả cao, cán bộ, giáo viên của Nhà cứu trợ trẻ tàn tật Hương Giang luôn rèn luyện tính kiên nhẫn. Với 5 giáo viên và 1 kỹ thuật viên mát - xa được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt, các cô giáo cũng tiếp cận nhiều phương pháp giảng dạy để truyền đạt kiến thức, kỹ năng sống cho các em. Chứng kiến các cô giáo kiên nhẫn dạy từng từ, từng chữ cho các em khiếm thính, thiểu năng trí tuệ, dị tật bẩm sinh mới thấy được tinh thần trách nhiệm, lòng yêu thương dành cho những em bé kém may mắn. 

Cô giáo Đặng Thị Bình - giáo viên tâm sự: “Chăm sóc, giáo dục trẻ bình thường đã có  vất vả, giáo dục những trẻ mắc các bệnh bẩm sinh, tự kỷ và thiểu năng trí tuệ còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Vì vậy, ngoài kiến thức chuyên môn, chúng tôi đều cảm thông, yêu thương, chia sẻ với trẻ và gia đình các em.”

Tấm lòng của một người mẹ luôn mơ ước đưa con mình ra khỏi thế giới không có âm thanh cũng như giúp các trẻ em khuyết tật có một môi trường giáo dục chuyên biệt đã và đang mang lại niềm vui, niềm hy vọng cho bao gia đình có trẻ khuyết tật khác. Về tương lai phát triển của cơ sở chị Hà cho biết: “Chúng tôi mong muốn Nhà cứu trợ trẻ em tàn tật Hương Giang ngày càng thu hút, hỗ trợ được nhiều hơn nữa trẻ em mắc các bệnh, dị tật bẩm sinh, giúp các em tự lập, hòa nhập với các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, cơ sở hiện vẫn còn rất nhiều khó khăn. Do quy mô các lớp học còn nhỏ hẹp, trang thiết bị còn thiếu thốn, chi phí hỗ trợ cho các bé phục hồi chức năng thường rất tốn kém và cần một thời gian lâu dài, chúng tôi mong muốn được các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn nữa cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn nói chung, trong đó, có những trẻ em ở Nhà cứu trợ trẻ em tàn tật chúng tôi”.

Niềm mong mỏi của một người mẹ, sự đồng cảm với các phụ huynh cùng cảnh ngộ của chị Lương Thị Thu Hà đã giúp các bé khuyết tật có cơ hội hòa nhập cộng đồng ngay tại tỉnh địa phương, góp phần giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội. Mong sao ngày càng có thêm nhiều những ngôi nhà như thế dành cho những đứa trẻ phải chịu nhiều thiệt thòi của số phận.

Bích Liên - Thanh Nghị

Thong ke